KỸ SƯ ĐI NHẬT - 13 THÔNG TIN CẦN BIẾT NĂM 2020

KỸ SƯ ĐI NHẬT - 13 THÔNG TIN CẦN BIẾT NĂM 2020

23:15 - 23/12/2019

Tổng hợp giấy Tư cách lưu trú của của các bạn Kỹ sư Newly Hà Nội năm 2019
Tư cách lưu trú COE kỹ năng đặc định tại Newly Hà Nội
KỸ SƯ XÂY DỰNG TẠI NHẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Nhật Bản tích trữ thuốc cúm Avigan
Phát hiện thuốc khiến nCoV nhân lên chậm hơn 1.000 lần

1. Kỹ sư, kỹ thuật viên là gì? Phân biệt kỹ sư và kỹ thuật viên Nhật Bản

Kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản là chương trình dành riêng cho những bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên đi Nhật. Tùy vào ngành nghề đào tạo, bằng cấp cụ thể mà lao động được tuyển chọn vào các công ty Nhật Bản theo hợp đồng đã kí kết. Các ngành nghề phía Nhật tuyển nhiều kỹ thuật viên là cơ khí, điện, điện tử, xây dựng, công nghệ thông tin…

Hình ảnh phỏng vấn các đơn hàng kỹ sư tại Newly Hà Nội

Thực tế bản chất của kỹ sư, kỹ thuật viên đi Nhật là một, theo đó kỹ thuật viên là tên chương trình, loại hình visa dành cho đối tượng là kỹ sư.

2. Làm thế nào để đi Nhật diện kỹ sư

Để có thể làm việc tại Nhật diện kỹ sư, lao động Việt có thể sang Nhật bằng những cách sau:

- Đăng ký tham gia phỏng vấn, thi tuyển đơn hàng kỹ thuật viên Nhật Bản.

- Đăng ký du học Nhật Bản, sau khi kết thúc trường tiếng tìm công ty tuyển dụng ở Nhật, chuyển đổi tư cách lưu trú kỹ sư, kỹ thuật viên 

-Tự tìm công ty tuyển dụng bên Nhật để xin việc, tự túc làm visa khi có tư cách lưu trú (COE). Đây là cách khó nhất mà rất ít bạn sử dụng bởi để có thể tự liên hệ với các công ty Nhật đòi hỏi bạn cần có vốn tiếng Nhật cực tốt (tối thiểu N2) và kiến thức chuyên ngành giỏi.

3, Điều kiện đi Nhật diện kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản

Các điều kiện quan trọng nhất để bạn có thể tham gia thi tuyển các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản đó chính là: độ tuổi, chiều cao, cân nặng, sức khỏe đạt yêu cầu, trình độ học vấn, tay nghề…

-  Đạt điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B,...không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản.

- Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính quy các chuyên ngành kỹ thuật tương đương.

- Yêu cầu về tiếng: Có đến 70% đơn hàng yêu cầu có tiếng Nhật tương đương N4 trở lên, 20% đơn hàng yêu cầu biết tiếng Nhật trước thi tuyển đạt gần N5, chỉ có khoảng 10% đơn hàng không yêu cầu có tiếng Nhật trước thi tuyển.

- Không có tiền án, tiền sự.

4. Chi phí tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản

Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều người đang có ý định tìm hiểu về chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản quan tâm. Hiện tại để tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản người lao động sẽ bỏ ra các khoản chi phí gồm:

- Chi phí đào tạo tiếng Nhật trước khi xuất cảnh.

- Chi phí môi giới.

- Chi phí vé máy bay, và một số khoản chi phí khác.

Tùy vào từng đơn hàng kỹ sư, trình độ chuyên môn của bạn mà chi phí có sự khác nhau đôi chút.

5. Mức lương, thu nhập khi đi kỹ sư Nhật Bản là bao nhiêu?

Mức thu nhập của kỹ sư so với thực tập sinh Nhật Bản cao hơn nhiều, trung bình 1 tháng của kỹ sư Nhật Bản rơi vào khoảng 180.000 – 200.000Yên/tháng, chưa kể các khoản làm thêm, tăng ca. (đối với các bạn kỹ sư tuyển từ VN sang Nhật).

Hình ảnh bảng lương của các bạn kỹ sư Newly Hà Nội đang làm việc tại Nhật Bản

Cũng giống như Việt Nam, tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, trình độ, khả năng tiếng Nhật mà mức lương của các kỹ sư có thể thay đổi như:

- Đối với các đơn hàng chỉ yêu cầu có bằng cao đẳng trở lên, không yêu cầu kinh nghiệm, không yêu cầu có tiếng Nhật trước thi tuyển thì mức lương khởi điểm ký hợp đồng năm đầu khoảng 180.000 yên/tháng. (tương đương khoảng 38 triệu)

- Đối cới các đơn hàng yêu cầu có tiếng Nhật N4 trở lên và không yêu cầu kinh nghiệm thì mức lương cơ bản ký hợp đồng 1 năm đầu thường khoảng: 180.000 yên – 200.000 yên/tháng.

(tương đương 38 - 43 triệu/tháng).

- Các đơn hàng yêu cầu bằng cấp cao (đại học trở lên), đã có kinh nghiệp làm việc, lương cơ bản ký hợp đồng năm đầu thường 190.000 – 210.000 yên/tháng (nếu biết tiếng Nhật N3 trở lên thì cao hơn).

- Các đơn hàng yêu cầu có kinh nghiệm 5 năm, có năng lực tiếng Nhật N3 trở lên mức kí lương sẽ cao nhất, thông thường khoảng 220.000 – 250.000 yên/tháng. ( tương đương khoảng 45 - 50 triệu/tháng).

Thông thường sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt và tính cả tiền làm thêm hàng tháng thì thu nhập thực lĩnh của các bạn kỹ sư sẽ rơi vào khoảng 15 - 23 man (tương đương 32 - 49 triệu VNĐ).

Xem danh sách các đơn hàng kỹ sư tại Newly Hà Nội tại đây.

6. Lợi ích tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản

- Phí hợp lý: Phí đi diện kỹ sư khá hợp lý, đặc biệt là các bạn biết tiếng thì không phải mất nhiều chi phí đào tạo tiếng. 

- Lương cao: Lương kĩ sư cao hơn lương của thực tập sinh. Lương cơ bản của các bạn kỹ sư từ 18 man/tháng, chưa tính làm thêm.

- Tăng kinh nghiệm tay nghề và cơ hội việc làm sau khi về nước: Tiếp xúc với khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại của Nhật Bản, sau khi về nước các bạn có thể tìm kiếm được công việc ổn định với mức thu nhập cao hơn.

- Có thể gia hạn visa hoặc làm visa vĩnh trú: Trong khi thực tập sinh thông thường chỉ có thể đi XKLĐ 3 năm hoặc 5 năm phải về nước thì đi theo diện kỹ sư, bạn có thể gia hạn visa đến 10 năm, có cơ hội định cư tại Nhật Bản

- Bảo lãnh người thân sang Nhật

- Được tuyển dụng trực tiếp từ công ty ở bên Nhật, và hưởng mức lương khi đi Nhật theo diện kỹ sư cũng như các chế độ làm việc như người bản xứ

7. Quy trình tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản

 Bước 1: Liên hệ cán bộ tư vấn hoặc lên trực tiếp công ty.

 Bước 2: Check trình độ tiếng Nhật, khám sức khỏe (nếu được yêu cầu).

 Bước 3: Hoàn thành hồ sơ và đặt cọc trước khi phỏng vấn

 Bước 4: Thi tuyển đơn hàng

 Bước 5: Đào tạo tiếng Nhật (nếu cần). Chờ kết quả giấy tư cách lưu trú (COE) và xuất cảnh.

8. Viêm gan B có đi kỹ sư Nhật được không?

Viêm gan B là bệnh thuộc 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với diện kỹ sư Nhật Bản không có quy định cụ thể nào. Do đó người mắc bệnh viêm gan B lành tính vẫn có thể đăng kí tham gia.

Tuy nhiên, để có thể đảm bảo sức khỏe trong thời gian sinh sống tại Nhật Bản, những người bị bệnh viêm gan B nên chữa trị sớm tránh cáctác nhân gây ảnh hưởng đến gan như: rượu, bia, thuốc lá,...

9Các hình thức thi tuyển của chương trình kỹ thuật viên Nhật Bản?

Hiện nay có 2 hình thức tuyển chọn kỹ sư đi Nhật làm việc phổ biến là thi tuyển và gửi hồ sơ. Cụ thể hơn:

Thi tuyển trực tiếp: Hình thức này chiếm đa số các đơn hàng kỹ sư đi Nhật, theo đó các ứng viên sẽ tham gia buổi thi tuyển trực tiếp với xí nghiệp Nhật Bản cùng với những ứng viên khác. Thông thường tỷ lệ chọn sẽ là 2 lấy 1 hoặc 3 lấy 1 người. Những bạn được tiếp nhận sẽ trải qua quá trình đạo tạo tiếng tại Việt Nam sau đó xuất cảnh.

Gửi hồ sơ: Theo đó người lao động sẽ làm hồ sơ, khai form tại công ty. Đại diện công ty sẽ liên hệ với những xí nghiệp đang cần tuyển nhân sự và sẽ gửi hồ sơ của bạn vào những xí nghiệp đó theo đúng ngành nghề mà bạn được đào tạo, cấp bằng tại Việt Nam.

10. Thủ tục bảo lãnh vợ/con sang Nhật dành cho visa kỹ sư
Sau khi sang Nhật làm việc ổn định các kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản sẽ có thể bảo lãnh người thân của mình sang Nhật sinh sống. Người được bảo lãnh có thể là vợ/ chồng, con hoặc bố mẹ của người bảo lãnh 
Việc bảo lãnh người thân sang Nhật được thông qua thủ tục xin chứng nhận tư cách cư trú. Khi làm thủ tục, bạn có thể lựa chọn trong khoảng: 1 vài tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm... tùy từng mức thời gian là lựa chọn cho phù hợp
Sau khoảng thời gian đã đăng kí, nếu muốn người được bảo lãnh muốn tiếp tục ở Nhật, thì sẽ phải làm thủ tục gia hạn thời gian cư trú trước khi hết hạn.

11. Môi trường làm việc tại Nhật Bản có khắc nghiệt?

Có thể khẳng định Nhật Bản là một trong những quốc gia có môi trường làm việc thân thiện và ổn định bậc nhất thế giới, một tuần bạn sẽ làm việc 40h, được nghỉ khoảng 2 ngày/tuần. Một năm có thể được nghỉ từ 100 - 120 ngày/năm. Thời gian này bạn có thể nghỉ người, du lịch tham quan Nhật Bản hoặc làm thêm để kiếm thêm thu nhập.

Kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản được công ty đóng bảo hiểm, hưởng các chế độ như người Nhật Bản xứ.

Làm thêm vào những ngày nghỉ, làm ngoài giờ, làm trong dịp lễ, tết bạn sẽ nhân được mức lương cao hơn khoảng 125 - 130 %.

12. Visa kỹ sư, kỹ thuật viên có thời hạn bao lâu? gia hạn visa kỹ sư tại Nhật?

Visa kỹ sư  là 1 trong số các loại visa lao động. Tên đầy đủ là “kĩ thuật, tri thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế”  “技術・人文知識・国際業務” . Trong đó, 技術 là dành cho khối kỹ thuật.

Nếu như visa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có thời hạn trung bình 1-3 năm, thì thời hạn visa theo diện kỹ sư có thể tùy vào năng lực, ý thích và công việc bạn đảm nhận. Nói cách khác visa kỹ sư đi Nhật vô thời hạn, đây thực sự là một điểm cộng rất lớn đối với hình thức này.

Visa kỹ sư có thể được công ty ký kết 5 năm 1 lần, 3 năm 1 lần hoặc 1 năm 1 lần.

Để gia hạn visa kỹ sư taị Nhật bạn cần chuẩn bị:

- Cần giấy 退職書 (bản gốc) khi bạn mới chuyển công ty

- Hợp đồng lao động (bản gốc) mới ký

- Với trường hợp bạn xin việc mới khác công việc xin visa lúc đầu thì xin công ty mới giấy 仕事説明書 hoặc 職業説明書 

- Các loại giấy tờ thuế

- Giấy chứng nhận đóng thuế 給与所得の源泉徴収票 (kyuuyo shotoku no gensen choushyuu hyou). (Xin tại shiyakusho).

Bảng lương hàng tháng.

13. Những lý do khiến bạn trượt visa kỹ thuật  viên, kỹ sư Nhật Bản 

 Bằng cấp không phù hợp với công việc

 Hồ sơ không hoàn hảo

 Lý lịch không trong sạch

 Công ty bảo lãnh bạn có vấn đề

 Trước du học điểm seki (学習成果表) quá thấp

TUYỂN DỤNG
CÔNG TY TNHH NEWLY HÀ NỘI

Địa chỉ: Phố Tư Đình, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội
 
Liên hệ tư vấn: Nguyễn Hải Đăng
 
Điện thoại: 0988 970 597
 
Email: nguyenhaidang84bk@gmail.com